Máy ép chậm là một công cụ hữu ích để tạo ra những ly nước ép tươi ngon, giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung vitamin và tăng cường sức khỏe hàng ngày. Với công nghệ ép chậm hiện đại sẽ giúp giữ trọn vẹn vitamin và dưỡng chất có trong rau củ quả. Tuy nhiên, để tận dụng hết tiềm năng của máy ép chậm, bạn cần biết cách sử dụng nó đúng cách. Hãy cùng Mitomo Việt Nam tìm hiểu 7 mẹo sử dụng máy ép chậm một cách hiệu quả, tối ưu nhất nhé.
1. Chuẩn Bị Nguyên Liệu Đúng Cách
Trước khi bắt đầu ép, hãy chuẩn bị nguyên liệu cẩn thận. Rửa sạch rau củ, cắt chúng thành miếng nhỏ để dễ dàng đưa vào máy. Đảm bảo rằng các loại trái cây và rau đã được cắt nhỏ sẽ giúp máy ép hoạt động trơn tru hơn và tăng hiệu suất ép. Đối với những máy ép được nguyên quả thì bạn vẫn nên cắt nhỏ để máy hoạt động mượt mà hơn nhé.
2. Thay Đổi Cách Ép
Để có được sự đa dạng dinh dưỡng trong nước ép của bạn, hãy thử thay đổi cách ép. Ép lần lượt từng loại rau củ, hoặc kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra các công thức mới và hấp dẫn. Điều này không chỉ mang lại hương vị đặc biệt mà còn cung cấp cho bạn một loạt các dưỡng chất quan trọng.
Chẳng hạn như thay vì ép mỗi cần tây, bạn có thể kết hợp ép lần lượt cần tây, dứa và táo. Đây là một công thức nước ép thơm ngon, dễ uống và mang lại hiệu quả giảm cân, làm đẹp da cực rõ rệt.
3. Lựa chọn thứ tự nguyên liệu khi ép
Máy ép chậm luôn có vài nguyên tắc giúp máy được hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Từ đó, tránh được các sự cố chập mạch, hư hỏng và giúp tăng tuổi thọ cho máy.
Người dùng nên làm theo nguyên tắc sau để giúp giữ nguyên các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm: mềm trước, cứng sau, ít xơ trước, nhiều xơ sau. Đồng thời, bạn nên phân loại nguyên liệu từ bước làm sạch để tiến hành ép theo tự trên giúp máy hoạt động được tối đa hiệu suất và cho ra sản phẩm tốt nhất.
Lưu ý những nguyên liệu không nên ép bằng máy ép chậm như:
- Trái cây có hạt to và cứng.
- Mía và các loại hạt cứng, hạt có vỏ.
- Đá viên hoặc trái cây đông cứng.
Điều này giúp tránh tình trạng kẹt bã khi ép và tăng tuổi thọ, độ bền cho máy.
4. Không cho nguyên liệu vào quá nhiều và quá nhanh
Vì bản chất của máy ép chậm là ép với tốc độ chậm nên bạn cần lưu ý không nên cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc gây tình trạng quá tải. Khi đó, bộ phận quay của máy sẽ bị tắc nghẽn và trì hoãn quá trình hoạt động gây mất thời gian, nghiêm trọng hơn là cháy động cơ, gãy phụ kiện gây hư hỏng máy.
Bạn nên cân nhắc chia phần nhỏ các nguyên liệu và cho lần lượt, từ từ vào máy xay để đảm bảo máy thực hiện nhanh chóng và tối ưu. Đồng thời, điều này cũng giúp thiết bị có thể ép hết phần nước có trong rau củ quả, không gây lãng phí.
5. Ép lại bã
Nhiều người vẫn lầm tưởng các loại rau, củ, quả,…ép một lần sẽ hết phần nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên tận dụng phần bã ép lại lần 2, bcác loại hoa quả vẫn còn rất nhiều nước có thể sử dụng.
Ngoài ra, bạn nên để riêng phần bã sau khi đã ép lần 1, tránh để nước lẫn vào phần bã làm giảm chất lượng của lần ép tiếp theo. Đây là một trong những mẹo sử dụng máy ép thông minh được các bà nội trợ sử dụng.
6. Vệ Sinh Thường Xuyên
Việc vệ sinh máy ép sau mỗi lần sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì hiệu suất của máy. Sử dụng nước ấm và chất tẩy nhẹ để rửa sạch mọi bộ phận của máy sau mỗi lần sử dụng. Đặc biệt, hãy chú ý đến các bộ phận như lưới lọc và ống ép, nơi thường xuyên bám đọng các mảng thức ăn.
7. Sử Dụng Các Phụ Kiện Thêm
Nhiều máy ép chậm đi kèm với các phụ kiện khác nhau như rây lọc cặn hay lưới làm kem. Hãy tận dụng rây lọc cặn để chất lượng nước ép được ngon hơn, hạn chế bã của nguyên liệu hoà lẫn vào nước ép, giúp nước ép tinh khiết hơn. Bạn có thể tận dụng lưới làm kem để mở rộng khả năng sử dụng của máy và tạo ra món kem hoa quả tự làm mát lạnh cho ngày hè nóng nực.
Trên đây là 7 mẹo để sử dụng máy ép chậm hiệu quả hơn, bạn có thể tận dụng hết tiềm năng của công cụ này để tạo ra những thức uống tươi ngon và dinh dưỡng mỗi ngày. Hãy bắt đầu áp dụng chúng ngay hôm nay để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!