Máy làm sữa hạt đang trở thành một thiết bị phổ biến trong việc chế biến thực phẩm tại nhà, giúp gia đình thưởng thức những loại sữa hạt tự nhiên và dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, việc sử dụng thiết bị này đòi hỏi người dùng phải tuân thủ một số mẹo quan trọng. Trong bài viết này, Mitomo Việt Nam sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng cùng 11 lưu ý cực kỳ hữu ích giúp bạn sử dụng máy làm sữa hạt một cách hiệu quả nhất.
I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY LÀM SỮA HẠT
1. Chuẩn bị nguyên liệu và ngâm hạt
Đối với các loại hạt còn sống, chưa được rang chín, bạn cần làm sạch và ngâm một lượng hạt vừa đủ từ 6 – 8 tiếng để loại bỏ các vi khuẩn hay các chất không tốt có trong hạt hoặc sau khi làm sạch, bạn chọn chế độ hẹn giờ trên máy.
2. Thêm lượng nước vừa đủ và lắp máy đúng khớp
Đổ thêm lượng nước vừa đủ tương ứng tỉ lệ hạt bạn dùng cho mỗi lần nấu sao cho mực nước tương ứng với vạch đã chỉ định. Lưu ý không đổ nước quá vạch Max để tránh bị trào sữa ra ngoài khi nấu. Sau đó bạn sẽ đặt cối đúng vị trí và đậy nắp lại đúng khớp như hướng dẫn sử dụng của mỗi máy.
3. Chọn chức năng nấu phù hợp
Nhấn Menu để chọn lựa chế độ phù hợp trong chương trình cài đặt sẵn của máy như: sữa hạt, sữa đậu nành, sữa bắp, sinh tố, trộn, khuấy,… giúp người dùng dễ dàng lựa chọn tuỳ theo nhu cầu cá nhân.
Ngoài ra, một số máy còn có chức năng như: tự vệ sinh, hâm nóng/giữ ấm sữa, sấy khô khử trùng trong máy nhờ vào các chương trình được cài đặt sẵn giúp cho người dùng dễ dàng vệ sinh và tiết kiệm được thời gian khi chế biến.
II. 11 LƯU Ý ĐỂ DÙNG MÁY LÀM SỮA HẠT AN TOÀN, HIỆU QUẢ
1. Chọn nguyên liệu chất lượng cao
Để có sữa hạt ngon và dinh dưỡng, bạn cần chọn nguyên liệu tốt nhất. Các loại hạt như hạt ngũ cốc, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu nành hay ngô là những lựa chọn phổ biến. Việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy giúp bạn đảm bảo chất lượng sữa hạt.
2. Lắp máy đúng khớp, đậy chặt nắp máy
Để đảm bảo an toàn cũng như quá trình vận hành máy ổn định, đầu tiên bạn cần lắp đúng các khớp của máy trước khi cho hạt vào nấu. Tiếp đến đừng quên đậy chặt nắp máy để tránh gây trào trong quá trình nấu sữa. Các dòng máy cao cấp trên thị trường đều trang bị tính năng an toàn đó là phải đậy nắp đúng cách thì máy mới hoạt động được.
3. Không ngâm cối, động cơ trong nước
Cối thủy tinh và đế động cơ tuyệt đối không ngâm trong nước vì chúng có phần tiếp xúc điện. Việc ngâm cối và động cơ sẽ tăng khả năng làm oxy hóa động cơ bên trong máy gây gỉ sét hư hỏng. Để vệ sinh bên ngoài cối hay động cơ bạn chỉ nên dùng khăn thấm nước và lau sạch bề mặt máy.
4. Ngâm hạt cho mềm trước khi nấu
Chất ức chế dinh dưỡng và các chất độc được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc và hạt có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách ngâm. Chính vì vậy trước khi đưa hạt (các loại hạt sống) đi nấu bạn cần ngâm hạt, thời gian ngâm hạt tốt nhất khoảng 6 – 8 tiếng.
Hoặc bạn có thể dùng tính năng hẹn giờ để điều chỉnh thời gian nấu mong muốn. Máy sẽ tự động xay nấu cho bạn mà không cần bạn phải mềm hạt.
5. Xử lý đúng cách khi máy đang nấu mà bị mất điện
Trong quá trình nấu sữa, có thể bạn sẽ khó tránh được các vấn đề như mất điện. Nhiều người sẽ chọn cách bật lại chức năng nấu sữa khi có điện lại, tuy nhiên cách này sẽ làm khê cối, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tốt hơn hết khi mất điện bạn nên rút dây điện ra và sau đó đổ sữa ra nồi để nấu sữa hạt thủ công.
6. Không nên cho đường vào cối lúc xay
Nhiều chị em thường cho nhiều đường vào cối lúc xay nấu để giúp điều vị cho sữa. Tuy nhiên việc này có thể khiến cho cối dễ bị khê. Để tránh tình trạng trên, tốt nhất bạn nên cho đường sau khi chức năng nấu hoàn thành và khuấy thủ công hoặc chọn chức năng “Khuấy/Xay” của máy để đánh tan đường. Bạn chỉ nên cho một chút xíu muối vào từ đầu nếu muốn điều vị cho sữa. Hoặc bạn thay đường bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như quả chà là, kỷ tử hoặc sữa đặc thì sẽ tốt hơn.
7. Không để trẻ lại gần máy đang hoạt động
Trong quá trình nấu sữa cối rất nóng, điều này sẽ có khả năng gây bỏng đặc biệt là trẻ em. Không chỉ vậy, trẻ em có tính tò mò do đó có thể vô tình gây vỡ cối. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn cần để máy xa tầm tay trẻ em.
8. Đảm bảo nguồn điện an toàn để máy hoạt động
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy, bạn cần chắc chắn nguồn điện sử dụng có phù hợp và an toàn với thông số điện áp cũng như tần số của máy. Việc sử dụng nguồn điện có tần số cao hơn hoặc thấp hơn so với thông số sử dụng của máy có thể làm chập điện và hư hỏng thiết bị.
9. Không để lượng nước trong cối vượt quá vạch quy định
Nếu để lượng nước trong cối vượt quá ngưỡng MAX quy định của nhà sản xuất, sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng thực phẩm trong cối xay bị trào ra ngoài khi sôi. Điều này, vừa mất vệ sinh vừa gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Do đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lưu ý không để lượng nước trong cối (bao gồm nước từ thực phẩm và cả nước lọc) nhiều hơn dung tích cho phép của máy.
10. Chú ý không được để quên để kim loại trong cối xay
Một lưu ý nữa bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến khi sử dụng máy làm sữa hạt là hãy đảm bảo rằng các dụng cụ như muỗng, đũa, các vật kim loại hoặc các vật dụng không liên quan đã được lấy ra khỏi cối xay trước khi cho thiết bị vận hành. Vì nếu bỏ quên các vật kim loại này trong cối xay thì khi máy hoạt động sẽ khiến cối bị nứt vỡ. Trường hợp, cối đã nứt, bạn tuyệt đối không được sử dụng để tránh gây nhiễu và trào gây nguy hiểm cho bạn.
11. Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho máy
Khi bạn sử dụng máy làm sữa hạt thường xuyên và lâu dài thì bạn nên đem máy đi kiểm tra cũng như bảo dưỡng định kỳ cho máy. Điều này giúp tăng tuổi thọ của máy và tránh những tai nạn không đáng có xảy ra đối với máy khi máy đã cũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Hi vọng với những lưu ý sử dụng máy làm sữa hạt hữu ích từ Mitomo Việt Nam, bạn có thể sử dụng máy sữa hạt an toàn, hiệu quả hơn và tận dụng được hết những lợi ích mà thiết bị hữu ích này mang lại.
>> Xem thêm các bài viết hữu ích khác từ Mitomo tại đây.